Liên hệ
Thạp hoa nâu thời Trần
Mã: N/A
Xuất sứ: Bát Tràng
Giá: Liên hệ
Gốm Hoa Nâu là một trong những dòng gốm Việt Nam được thế giới biết tới mang nét đặc trưng nền văn hóa của người Việt, đồng thời gốm Hoa nâu thời Lý, Trần cũng là mốc son đánh dấu thời kỳ hưng thịnh của gốm Việt
Mô tả
GỐM MEN RẠN – THẠP HOA NÂU THỜI TRẦN
Gốm hoa nâu để chỉ các loại gốm tráng men trắng ngà và trang trí chủ yếu bằng hoa văn màu nâu, hoặc gốm nền nâu trang trí hoa văn màu trắng. Thạp gốm hoàn toàn được làm bằng tay, đắp nổi quai, thân ám họa hoa sen cổ, chân thạp vẽ sóng nước thủy ba trên nền men trắng rạn ngà tô mầu hoa nâu cổ là cũng là tác phẩm thạp gốm đẹp nhất từ trước đến nay mà Bảo tàng lịch sử Việt Nam tìm được tại tỉnh Hòa Bình (khi đào lòng sông thủy điện phát hiện tìm thấy) Nguyên liệu tạo ra màu nâu này là oxit sắt. Tiêu biểu cho gốm hoa nâu vẫn là loại gốm nền trắng ngà, với hoa văn màu nâu, bởi lẽ loại này chiếm số lượng lớn hơn cả. Trong số gốm hoa nâu đến nay phổ biến là các dạng thạp, liễn, chậu, bát, ấm… Nhiều nhất là thạp, liễn với kích thước tương đối lớn, có trường hợp đường kính trên 0,70m; hoặc cao gần 1m.
Nguyên liệu được sản xuất từ đất sét thường, hoa văn mộc mạc là hình cây mới nảy mầm – nhú lá mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở, đây cũng là một bước tiến của nghệ thuật vẽ trên gốm thay thế họa tiết chạm, khắc cổ xưa. Những chiếc thạp được trang trí bằng hoa cúc dây, cành nối cành. Phức tạp thế, mà hoa lá cứ uyển chuyển, xoắn xuýt bên nhau, nhưng vẫn mạch lạc và gợi cảm. Đặc biệt là nét vẽ: nét được chạm hình, có chỗ nông, chỗ sâu, chỗ to, chỗ nhỏ; còn bờ thành của hai bên nét chìm cũng không đồng nhất, bên gãy góc, bên thoai thoải. Chính vì thế mà đường nét tạo nên họa tiết biến hóa đến tài tình, bắt nhịp được với thân sản phẩm, trong khi bố cục vẫn chặt chẽ. Dù sao, những sản phẩm của giai đoạn thứ hai này vẫn bắt nguồn từ truyền thống dân gian, nên họa tiết vẫn tỏa ra chất khỏe khoắn, mạch lạc, và niềm rung động đầy sức sống của người nghệ sỹ.
Nguyên liệu được sản xuất từ đất sét thường, hoa văn mộc mạc là hình cây mới nảy mầm – nhú lá mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở, đây cũng là một bước tiến của nghệ thuật vẽ trên gốm thay thế họa tiết chạm, khắc cổ xưa. Những chiếc thạp được trang trí bằng hoa cúc dây, cành nối cành. Phức tạp thế, mà hoa lá cứ uyển chuyển, xoắn xuýt bên nhau, nhưng vẫn mạch lạc và gợi cảm. Đặc biệt là nét vẽ: nét được chạm hình, có chỗ nông, chỗ sâu, chỗ to, chỗ nhỏ; còn bờ thành của hai bên nét chìm cũng không đồng nhất, bên gãy góc, bên thoai thoải. Chính vì thế mà đường nét tạo nên họa tiết biến hóa đến tài tình, bắt nhịp được với thân sản phẩm, trong khi bố cục vẫn chặt chẽ. Dù sao, những sản phẩm của giai đoạn thứ hai này vẫn bắt nguồn từ truyền thống dân gian, nên họa tiết vẫn tỏa ra chất khỏe khoắn, mạch lạc, và niềm rung động đầy sức sống của người nghệ sỹ.
Ngoài ra Thạp còn đắp, khắc các họa tiết dân gian như: hoa sen, chim hạc, voi, hổ, người đấu võ… mang ý nghĩa Cát Tường chúc phúc cho chủ nhân sở hữu Thạp. Thạp gốm được nghệ nhân Bát Tràng phục chế ngày nay rất được ưa chuộng để Decor – làm vật phẩm phong thủy giúp gia chủ An Khang – Thịnh Vượng.
Nhận đặt sp làm Vật Phẩm Phong Thủy bằng đất Ngũ Sắc (nguyên liệu chế tác được hòa quyện 5 loại đất được đưa về từ 5 vùng đất địa linh nhân kiệt)
Quý khách liên hệ: 0928.02.02.66 để được hỗ trợ tư vấn và mua sản phẩm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.